Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự? Hồ sơ làm hợp pháp hóa lãnh sự? Làm hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được giải thích là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền có thể là:
- Tại Việt Nam:
- Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam,
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc
- Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
Hiện nay, rất nhiều thủ tục hành chính tại Việt Nam yêu cầu hồ sơ cấp tại nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, bao gồm:
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài,
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam,
- Hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam,
- Người nước ngoài xin nhận con nuôi tại Việt Nam,
- Người nước ngoài đăng ký hộ tịch tại Việt Nam,
- ….
Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Trình tự, thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài
Để có thể sử dụng giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thực hiện 02 bước sau:
Bước 1: Chứng thực giấy tờ, tài liệu cấp tại nước ngoài
Công tác chứng thực này được thực hiện tại:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản đã được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam.
Bước 2: Hợp pháp hóa lãnh sự
Trong bước này,
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại mục hồ sơ nêu trên.
- Sau đó, bạn mang bộ hồ sơ này lên cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự.
- Sau khi nhận được giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, bạn sẽ dịch thuật công chứng ra tiếng Việt để sử dụng tại Việt Nam. Bạn không cần thực hiện mục này nếu giấy tờ, tài liệu đó đã có tiếng Việt.
Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam
Để có thể sử dụng giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Chứng nhân lãnh sự:
Bạn chuẩn bị hồ sơ chứng nhận lãnh sự nêu tại mục Hồ sơ ở trên. Sau đó, bạn mang hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự của Việt Nam để chứng nhận lãnh sự.
Bước 2. Hợp pháp hóa lãnh sự:
Bạn mang giấy tờ đã được hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cùng hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của quốc gia mà bạn sẽ sử dụng giấy tờ đỏ để hợp pháp hóa lãnh sự.
Cơ quan đó có thể là:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản đã được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam.
tùy theo quy định của từng quốc gia.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự gồm những gì?
- Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
- Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Theo Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư số 01/2012/TT-BNG và Cổng thông tin điện tử về Công tác Lãnh sự của Bộ ngoại giao tại http://lanhsuvietnam.gov.vn, chúng ta có thể thấy được, các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại nước ngoài hoặc chứng nhận lãnh sự giấy tờ cấp tại Việt Nam là:
- Cục Lãnh sự (Hà Nội) thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Hà Nội
- 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
- 024 3799 3125
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại TPHCM
- số 184 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
- 028 3822 4224
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Cơ quan này thường là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự là bao nhiêu?
Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.
Hợp pháp lãnh sự mất bao lâu thời gian
Thời gian giải quyết các giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự thông thường là 1 ngày làm việc, tính từ khi Bộ ngoại giao nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp (như hồ sơ có hơn 10 tài liệu) thì thời gian xét duyệt có thể kéo dài đến 5 ngày.
Trên đây là thông tin về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Visa 247 hỗ trợ làm thủ tục chỉ từ 3 ngày và tối giản giấy tờ cho du khách. Liên hệ ngay hotline 0944.555.222 để sử dụng dịch vụ của chúng tôi.