Hộ chiếu gắn Chip điện tử bắt đầu được cấp rộng rãi cho công dân có nhu cầu xuất nhập cảnh từ tháng 7/2022. So với hộ chiếu trước đây, hộ chiếu gắn Chip nhìn bề ngoài có phần bắt mắt hơn. Ngoài ra, loại hình hộ chiếu này còn ứng dụng khá nhiều công nghệ hiện đại. Vậy chính xác hộ chiếu gắn Chip là gì?
Hộ chiếu gắn Chip là gì?
Tại Khoản 4 Điều 2 trong Luật Xuất Nhập Cảnh đã định nghĩa chi tiết về hộ chiếu gắn Chip. Cụ thể:
Hộ chiếu gắn Chip là dạng hộ chiếu có kèm theo Chip điện tử hiện đại. Chức năng chính của Chip điện tử gắn trên hộ chiếu là lưu trữ thông tin qua mã hóa của người sở hữu hộ chiếu, cùng chữ ký của người đại diện cho cơ quan thẩm quyền cấp hộ chiếu.
Thời hạn sử dụng của hộ chiếu gắn Chip điện tử tương đương 10 năm (thời hạn dài gấp 2 lần so với hộ chiếu thông thường). Tất cả công dân Việt Nam có CCCD gắn Chip hoặc CCCD đều có thể xin cấp hộ chiếu gắn Chip điện tử.
Hộ chiếu gắn Chip và không gắn Chip khác gì nhau?
Về mặt chức năng, cả hộ chiếu gắn Chip và không gắn Chip đều là loại giấy tờ cấp cho công dân đủ điều kiện. Nhằm phục vụ công dân chứng minh quốc tịch, danh tính trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Ngoài đặc điểm gắn Chip điện tử, thiết kế của hộ chiếu gắn Chip chỉ khác biệt đôi chút so với hộ chiếu trước đây. Theo đó, ở trang đầu tiên của hộ chiếu gắn Chip chính là biểu tượng của con Chip điện tử. Vai trò chính của con Chip này là lưu trữ toàn bộ thông tin cá nhân đã qua mã hóa của chủ cuốn hộ chiếu.
Chính bởi được gắn Chip điện tử hiện đại nên loại hình hộ chiếu mới rất khó bị làm giả, hỗ trợ cơ quan xuất nhập cảnh quản lý và giám sát hiệu quả hơn.
Có bắt buộc phải đổi từ hộ chiếu thường sang hộ chiếu gắn Chip không?
Theo Điều 6 trong Thông tư số 73/2021/TT-BCA thì hộ chiếu gắn Chip sẽ chính thức được áp dụng từ thời điểm ngày 14/8/2021. Ngoài ra, toàn bộ hộ chiếu cấp cho công dân trước ngày 1/1/2022 đều có hiệu lực sử dụng tính đến hết ngày ghi trong hộ chiếu.
Tóm lại, hộ chiếu cấp trước ngày 1/1/2022 vẫn có hiệu lực sử dụng tính đến hết thời gian ghi trong hộ chiếu. Nếu còn thời hạn sử dụng, bạn không nhất thiết phải đổi sang hộ chiếu gắn Chip điện tử. Nhưng sau này nếu xin cấp hộ chiếu mới, hộ chiếu bạn được cấp sẽ là loại gắn Chip.
Cách làm hộ chiếu gắn Chip
Hiện nay, nếu muốn làm hộ chiếu gắn Chip, bạn có thể làm online hoặc làm trực tiếp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh.
Làm hộ chiếu online
Bộ Công An hiện hỗ trợ người dân đăng ký làm hộ chiếu online tại Cổng Dịch vụ Công. Với hình thức này, bạn hoàn toàn không tốn thời gian đi lại mà vẫn dễ dàng đăng ký, làm hộ chiếu nhanh tại bất kỳ đâu.
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ làm hộ chiếu. Bao gồm:
- Tờ khai đăng ký làm hộ chiếu
- Hộ chiếu gần nhất được cấp
- Hai hình chụp chân dung kích thước 4×6cm (chụp không quá 6 tháng)
- CCCD hoặc CMND còn thời hạn sử dụng
Lưu ý, bạn cần chụp lại hình ảnh tất cả các giấy tờ trong bộ hồ sơ để tải lên hệ thống khi đăng ký làm hộ chiếu online.
Bước 2: Bạn truy cập vào trang web chính thức của Cổng Dịch vụ Công theo địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn/.
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ. Trường hợp chưa có tài khoản sử dụng, bạn phải tạo tài khoản mới để bắt đầu đăng ký làm hộ chiếu.
Bước 4: Di chuyển đến khu vực dịch vụ cấp hộ chiếu và chọn mục “Nộp hồ sơ trực tuyến”.
Bước 5: Nhập từ khóa “Cấp hộ chiếu” tại cửa sổ tìm kiếm phía bên góc phải màn hình.
Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin vào form đăng ký và tải hình ảnh hồ sơ lên hệ thống theo hướng dẫn.
Bước 7: Khi hoàn thành xong form chung cư đăng ký, bạn bấm “Đồng ý và tiếp tục”.
Bước 8: Khi nộp xong hồ sơ đăng ký làm hộ chiếu gắn Chip, bạn cần nộp lệ phí. Trong đó, lệ phí làm hộ chiếu mới là 200.000đ, phí chuyển phát nhanh từ 20.000đ – 30.000đ, phí chụp hình từ 20.000đ – 30.000đ.
Bước 9: Bạn có thể nhận hộ chiếu trực tiếp Phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc nhận tại nhà (nếu đăng ký nhận hộ chiếu tại nhà).
Bên cạnh Cổng Dịch Vụ Công trực tuyến, bạn còn có thể làm hộ chiếu gắn Chip online tại trang web Cổng Thông tin về Xuất nhập cảnh. Quy trình thao tác đăng ký trên đây cũng khá đơn giản.
Làm hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh
Trường hợp đăng ký làm hộ chiếu gắn Chip online không thành công, bạn hãy làm trực tiếp tại Phòng xuất nhập cảnh cấp tỉnh.
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ tương tự như khi làm hộ chiếu online (CCCD/CMND trong bộ hồ sơ là bản photo).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh cấp tỉnh. Khi nộp hồ sơ, bạn cần xuất trình CCCD/CMND và hộ chiếu được cấp trước đó (nếu có).
Bước 3: Điền thông tin vào tờ khai đăng ký và lăn vân tay theo yêu cầu của cán bộ tại Phòng đăng ký xuất nhập cảnh.
Bước 4: Nộp lệ phí làm hộ chiếu sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký. Trong đó, lệ phí làm mới hộ chiếu tương đương 200.000đ, lệ phí cấp lại hộ chiếu là 400.000đ.
Bước 5: Sau khoảng 7- 14 ngày, bạn có thể đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh cấp tỉnh nhận hộ chiếu. Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm thời gian đi lại, bạn hãy đăng ký nhận hộ chiếu tại nhà sau khi hoàn thành hồ sơ.
Lời kết
Từ chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu chính xác hộ chiếu gắn Chip là gì. Nếu cần làm hộ chiếu gắn Chip điện tử, bạn hãy áp dụng một số cách mà bài viết vừa hướng dẫn nhé!